Các cách bảo quản nón bảo hiểm luôn bền đẹp

5/5 - (1 bình chọn)

Nón bảo hiểm được thiết kế nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Chỉ khi nón ở trạng thái tốt nhất, nó mới có thể bảo vệ bạn tối đa khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự biết cách bảo quản và giữ gìn nón bảo hiểm đúng cách. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Donagift tìm hiểu cách bảo quản nón bảo hiểm luôn bền đẹp nhé!

Nón bảo hiểm có tuổi thọ bao lâu?

Nón bảo hiểm không phải là một vật phẩm quá đắt, nhưng cũng không hề rẻ. Tuy nhiên, nó lại có thể được sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Nếu được bảo quản đúng cách, một chiếc nón có thể sử dụng được khoảng 5 năm mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, thời hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và chất lượng của nón.

Nón bảo hiểm có tuổi thọ bao lâu
Nón bảo hiểm có tuổi thọ bao lâu?

Với nón nửa đầu, đây là một loại nón phổ biến, với đặc điểm nhỏ gọn và giá cả phải chăng. Tuổi thọ của chúng thường khá ngắn, thường chỉ từ 3 năm trở xuống. Nguyên nhân chính là do nó có thiết kế đơn giản và nhỏ gọn, các bộ phận của nón thường xuyên tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt hay nắng mưa thất thường.

Các dòng nón bảo hiểm 3/4 đầu hoặc fullface thường có thời gian sử dụng lâu hơn, có thể kéo dài đến 4-5 năm. Nguyên nhân là do chúng được thiết kế để sử dụng khi đi xa, nên khả năng bảo vệ đầu của chúng cao hơn so với nón nửa đầu. Thiết kế và cấu tạo của chúng cũng chắc chắn hơn đáng kể.

Tất nhiên, tuổi thọ của nón bảo hiểm không chỉ phụ thuộc vào loại nón bạn sử dụng mà còn phụ thuộc phần lớn vào cách bạn bảo quản nó. Chăm sóc và bảo quản nón đúng cách thì mới có thể tận dụng tối đa tuổi thọ của nón.

Cách bảo quản nón bảo hiểm luôn bền đẹp

Muốn đảm bảo chiếc nón bảo hiểm của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất và có khả năng bảo vệ an toàn tốt nhất, hãy lưu ý những cách bảo quản nón bảo hiểm sau đây.

Nên bảo quản nón bảo hiểm như thế nào?
Nên bảo quản nón bảo hiểm như thế nào?

Tránh để nón tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao

Hầu hết các loại nón bảo hiểm trên thị trường ngày nay đều được làm từ nhựa. Các chi tiết, mối nối nhỏ hư đường bọc viền của nón được liên kết bằng keo. Khi phải tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, lớp nhựa trên bề mặt nón có thể thay đổi kết cấu, dẫn đến tình trạng nón trở nên giòn và dễ vỡ.

Ngoài ra, keo sử dụng trong quá trình sản xuất nón cũng có thể mất khả năng kết dính khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, làm giảm chất lượng của nón.

Tránh các va đập không cần thiết

Dù nón bảo hiểm có chất lượng đến đâu, khả năng chịu va đập của nó cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Mỗi va chạm mạnh không cần thiết sẽ làm giảm độ bền và khả năng chịu lực của nón nhanh chóng.

Để tránh tình trạng này, hạn chế các va đập không cần thiết như rơi nón, va vào tường, cạnh bàn,… Điều này giúp đảm bảo rằng khi gặp phải các tình huống không mong muốn, nón bảo hiểm vẫn có thể bảo vệ bạn một cách tốt nhất. Sau khi sử dụng, nên treo chiếc nón bảo hiểm ở một vị trí cố định, tránh di chuyển quá nhiều để giảm thiểu các va đập không mong muốn.

Tránh xa sơn và các chất dung môi như dầu hỏa, xăng,…

Nhiều người muốn có một chiếc nón bảo hiểm độc đáo, thể hiện cá tính riêng của mình, nên thường mua sơn để tự phun và vẽ lên nón. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sơn và các chất dung môi có thể làm giảm độ bền và khả năng bảo vệ nón nhanh chóng.

Sơn và các chất dung môi có thể tạo ra các phản ứng hóa học khi tiếp xúc với vỏ nón và lớp mút xốp EPS bên trong. Việc làm này có thể làm hỏng cấu trúc của hai phần quan trọng này, dẫn đến giảm chất lượng và độ an toàn của nón khi sử dụng.

Vì vậy, nếu muốn làm cho chiếc nón trở nên đặc biệt hơn, đẹp mắt hơn, các bạn nên xem xét việc sử dụng các sticker có sẵn với nhiều màu sắc và hình thức khác nhau thay vì tự sơn lại nón. Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo sự an toàn khi sử dụng nón bảo hiểm, phải không?

Tránh ngâm quá lâu trong nước

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn của bản thân, bạn không nên ngâm quá lâu nón bảo hiểm trong nước khi vệ sinh. Mặc dù nước không gây ra các phản ứng hóa học như sơn và dung môi, nhưng nó có thể làm mất sự liên kết giữa các phân tử EPS và keo dán trong nón. Hơn nữa, nếu nón bảo hiểm bị ướt, việc làm khô rất khó khăn, có thể gây ra vấn đề về ẩm mốc và các vấn đề về da đầu như nấm da đầu, ngứa, gàu.

Không ngâm nón bảo hiểm quá lâu trong nước
Không ngâm nón bảo hiểm quá lâu trong nước

Khi vệ sinh nón, hãy chú ý không ngâm nón quá lâu trong nước. Thay vào đó, chỉ cần làm sạch các phần cần thiết như lớp lót hoặc các vị trí bẩn. Tuy nhiên, việc vệ sinh cũng có thể gặp khó khăn. Nên chọn lựa nón bảo hiểm có phần lớp lót cao cấp giúp nón duy trì độ bền, tránh các hư hại không mong muốn.

>> Xem thêm: Các bước giặt nón bảo hiểm

Dù là nón bảo hiểm hoặc bất kỳ sản phẩm nào thì cũng đều cần được nâng niu và giữ gìn. Từ đó mới có thể có được độ bền lâu và mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Hy vọng bài viết trên của Donagift sẽ giúp bạn biết cách bảo quản nón bảo hiểm để chúng luôn được bền đẹp. 

Nón bảo hiểm Dona

Địa chỉ: 40 Lê Văn Huân, Phường 13, Tân Bình, Tp.HCM

Điện thoại: 0985647245

Email: nonbaohiemdona@gmail.com

Tin Tức